Khuôn mẫu là gì? Cách Thiết kế và gia công khuôn mẫu
Công ty TĐH & CKCX VIỆT LONG Thiết kế khuôn mẫu – Quy trình và phần mềm hiện đại
Hiện nay, để tạo ra một bộ khuôn hoàn chỉnh thì không thể không kể đến các bản Thiết kế khuôn mẫu. Mỗi bản thiết kế sẽ thể hiện chi tiết các thông số của một bộ khuôn cần có. Để hỗ trợ tốt cho quá trình Thiết kế và gia công khuôn mẫu thì hiện nay nhiều kỹ sư đúc đã sử dụng đến các phần mềm: Autocad, Catia,… thiết kế khuôn Bằng cách này, các bản Thiết kế khuôn mẫu sẽ thể hiện được chi tiết từng thông số góp phần đơn giản hóa cho quá trình gia công. Bài viết dưới đây của TĐH & CKCX VIỆT LONG sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về một quá trình Thiết kế và gia công khuôn mẫu hoàn chỉnh.
Thiết kế khuôn là gì?
Thiết kế khuôn mẫu là quá trình tạo ra một bộ khuôn 3D trên máy tính dựa theo những đặc điểm và thông số kỹ thuật của một sản phẩm. Quá trình này có thể áp dụng cho các sản phẩm mới hoặc những sản phẩm cần tạo lại ngoài thực tế.
Để đơn giản hóa công đoạn Thiết kế sản xuất khuôn mẫu, bạn có thể sử dụng các phần mềm: Autocad, Catia,… Các phần mềm này sẽ cho phép bạn dựng toàn bộ các chi tiết cần có của một bộ khuôn. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể thể hiện kích thước của các tấm khuôn, ốc xoắn,… một cách chính xác.
Ngoài ra, với những bộ khuôn có kết cấu phức tạp, yêu cầu độ tinh xảo cao thì các kỹ sư sẽ cần thể hiện rõ từng chi tiết nhỏ. Bởi quá trình gia công sẽ khó có thể bao quát được toàn bộ chi tiết. Do đó, những chi tiết nhỏ sẽ rất dễ bị bỏ qua. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả quy trình Thiết kế khuôn mẫu và tạo hình sản phẩm.
Kết cấu chung của một bộ khuôn nhựa Ngoài core và cavity ra thì trong bộ khuôn còn nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này lắp ghép lại với nhau tạo thành một bộ khuôn hoàn chỉnh.
Tấm kẹp trên: Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.
Tấm khuôn trên: Là bộ phận quan trọng nhất vì nó là hình bao ngoài của sản phẩm. Nó quyết định đến độ chính xác của khuôn cũng như độ chính xác của sản phẩm. Bề mặt ngoài của sản phẩm đẹp hay xấu, chính xác hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào khi ta gia công tấm khuôn này.
Bạc định vị: Đảm bảo vị trí thích hợp của khuôn với vòi phun.
Bộ định vị: Đảm bảo sự phù hợp giữu phần cố định và phần chuyển động của khuôn. Nó bao gồm chốt định vị và bạc định vị.
Tấm đỡ: Giữ cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài.
Thanh kê: Dùng làm phần ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía dưới để cho giàn đẩy hoạt động được.
Tấm kẹp dưới: Tấm này kẹp toàn bộ cụm khuôn dưới thành một khối và kẹp khối này vào bàn máy động của máy ép nhựa.
Chốt đẩy: Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở.
Tấm kẹp đẩy: Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.
Tấm đẩy: Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra được. tiêu chí lựa chọn công ty chế tạo khuôn mẫu chất lượng Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới và trên tấm kẹp dưới.
Chốt hồi: Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.
Trụ kê: Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.
Tấm khuôn dưới: Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đường bao quyết định hình dáng bên trong của sản phẩm. Khuôn dưới và khuôn trên kết hợp với nhau để tạo ra hình dáng hoàn chỉnh của chi tiết. Khuôn trên là bộ phận đứng yên, khuôn dưới là bộ phận di động.
Ngoài ra còn có hệ thống làm nguội bao gồm các đường nước, các rãnh, ống dẫn nhiệt,… có nhiệm vụ ổn định nhiệt độ khuôn và làm nguội sản phẩm nhanh.
Comments